Lập trường của giáo hội Đức Mẹ Naju

Tháng hai năm 1990, Giám mục Hak-Soon Daniel Chi đã đến Naju và ở lại đó 10 ngày. Ông đã điện thoại cho Đức Tổng Giám mục Yoon để thông báo về những điều đã chứng kiến.Vào ngày 24 tháng 11 năm 1994 Khâm Sứ Toà Thánh Giovanni tại Hàn Quốc cùng với vị linh mục thư ký đã viếng thăm Naju.

Việc Julia Kim lãnh nhận mình thánh biến thành thịt vào ngày 22 tháng 9 năm 1995 được xác thực bởi Giám mục Roman Danylak thuộc tổng giáo phận Toronto[7]. Sự việc tương tự ở nhà thờ chính tòa Thánh Tâm Chúa ngày 17 tháng 9 năm 1996 tại Sibu, Sarawak, Malaysia được Giám mục Dominic Su, Giám mục Sibu xác nhận trong thư gửi cho tổng Giám mục Giovanni Bulaitis, Khâm Sứ Tòa Thánh[8].

Cựu Khâm Sứ Toà Thánh tại Hàn Quốc, Tổng Giám mục Ivan Dias hiện là Tổng trưởng Thánh bộ Loan báo Phúc âm cho các dân tộc cũng từng bày tỏ: "...Tôi xin phó dâng sứ mạng của tôi cho lời cầu nguyện của cha và chị Julia, và cũng nhờ vào những sự đau khổ huyền nhiệm của chị nữa...".

Tuy nhiên, cho đến nay sự việc Đức mẹ khóc xảy ra tại Naju và những "dấu chỉ" được cho là đã xảy ra với Julia Kim vẫn chưa được giáo hội địa phương công nhận. Ngày 1 tháng 1 năm 1998, Tổng Giáo phận Kwangju, sau khi đã lập một ủy ban điều tra từ ngày 30 tháng 12 năm 1994 đã kết luận rằng: những dấu chỉ này "ngược với tín lý Công giáo" "là một âm mưu gây chia rẽ" "giả dối và nhân tạo". Julia bị lên án. Các linh mục, tu sĩ, giáo dân thuộc Tổng Giáo phận Kwangju không được phép đến cầu nguyện tại nhà nguyện được lập ra ở đây[9].

Tiếp đó vào các năm 2003 và 2005, Tổng Giám mục Giáo phận Kwangju tiếp tục ra quyết định cấm người công giáo viếng thăm và tham dự các nghi thức cầu nguyện tại Naju, Hàn Quốc. Hội đồng Giám mục Hàn Quốc đồng lên tiếng ủng hộ quyết định này. Ngày 23 tháng 1 năm 2008, Tổng Giám mục Andreas Choi Chang-mou, Giáo phận Kwangju - đã ra sắc lệnh "Vì đời sống đức tin lành mạnh, hiệp nhất và thông công của Kitô hữu trong Giáo hội, tôi đau lòng phải đưa ra quyết định dứt phép thông công những ai trong nhóm thị kiến Mẹ Maria tại Naju[10]."

Đức Tổng Giám Mục Andreas Choi Chang-mou Giáo phận Kwangju - Nam Hàn, ngày 21 tháng 1 vừa qua, ra sắc lệnh “Vì đời sống đức tin lành mạnh, hiệp nhất và thông công của Kitô hữu trong Giáo Hội, tôi đau lòng phải đưa ra quyết định dứt phép thông công những ai trong nhóm thị kiến Mẹ Maria tại Naju.”

Phán quyết đưa ra ngày 23/1/08 và được gởi đến tất cả các giáo phận, và đã được phổ biến trên bản tin của Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Á Châu (UCA News).

Vào các năm 1998, 2003 và 2005 Đức Tổng Giám Mục Giáo phận Kwangju đã ra quyết định cấm chỉ người công giáo viếng thăm và tham dự các nghi thức cầu nguyện tại Naju, Nam Hàn. Hội Đồng Giám Mục Đại Hàn đồng lên tiếng ủng hộ quyết định này.

Đức Tổng Giám Mục Choi cho biết, ngài đã hai lần gặp bà Julia Youn, 60t và chồng bà tại Naju để cảnh cáo họ về việc quảng bá hiện tượng Đức Mẹ hiện ra. Lần thứ nhất vào năm 2003 và lần cuối cùng năm 2005 nhưng họ đã từ chối lắng nghe và cải tà quy chính. Việc dứt phép thông công không phải là một hình phạt hậu quả từ việc phán xét mà là hậu quả tất nhiên khi chọn đặt mình ra khỏi cộng đồng đức tin.

Ông bà Youn dùng các phương tiện truyền thông như ấn loát và mạng lưới toàn cầu ngụ ý nói là việc làm của họ được chính Đức Thánh Cha chấp thuận. Đức Tổng Giám Mục cho biết nói như thế là "họ bôi lọ tôi, Hội Đồng Giám Mục và Giáo Hội Đại Hàn ”.

Đức Tổng Giám Mục giải thích hành động trên chứng tỏ ông bà Julia Youn và môn đồ của họ không có thiện chí hoà giải với Giáo Hội. Vì thế Ngài tuyên bố: “các giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân cử hành và tham dự các bí tích và phụng vụ trong nhà nguyện và Tụ điểm hành hương Đức Mẹ ở Naju là nơi tôi đã từng cấm chỉ, đương nhiên mắc vạ tuyệt thông.”

Theo Website riêng của nhóm bà Youn lập ra - www.najumary.or.kr - Youn xác nhận họ được Đức Mẹ mặc khải riêng khi tượng bắt đầu khóc từ năm 1985. Từ ngày đó những người tin vào mặc khải lập núi Đức Mẹ Naju.

Nhóm môn đồ bà Youn phản ứng chống lại quyết định dứt phép thông công của Đức Tổng Giám Mục Choi bằng cách lên án ngài là dùng biện pháp “hạ sách” và “lạc đạo”.